Máy tính chạy chậm thì phải làm sao?

 

Bạn đang bực bội khi máy tính của bạn ngày càng trở nên chậm chạp?
Khi sử dụng máy tính thì việc chiếc máy tính trở nên ì ạch là điều không thể tránh khỏi. Có nhiều nguyên nhân làm cho máy tính chạy chậm, có 2 nguyên nhân chính là do phần cứng và phần mềm.

Nguyên nhân phần cứng

Nếu bạn đang sử dụng hệ điều hành Windows mới nhất như Windows 10 thì hiện tượng giật lag rất phổ biến. Cụ thể, hệ điều hành này chiếm dụng tài nguyên hệ thống như ổ cứng, RAM khá cao so với các phiên bản cũ như Windows 7. Một chiếc laptop tầm giá dưới 15 triệu thì cấu hình xuất xưởng thì không đủ để chạy Windows 10. Khi bán ra cấu hình mặc định thường là RAM 4GB, ổ cứng HDD cùi bắp. Với cấu hình khuyến nghị để làm cho bạn không bị “cay cú” mỗi khi sử dụng windows 10 là tối thiểu có 8GB RAM và chạy ổ cứng thể rắn SSD. Mình khi mua chiếc máy tính ban đầu cũng thấp hơn mức chuẩn nên mình đã đi nâng cấp lên mức cao hơn để sử dụng mượt mà.

Cho dù máy tính của bạn giá trị hàng trăm triệu mà không có ổ cứng SSD và RAM 8GB trở lên thì máy bạn cũng không khác gì chiếc máy 10 triệu. Chi phí để nâng cấp cấu hình khá rẻ, với mức tiêu chuẩn mình đã viết ở trên thì chỉ với khoảng 1.5 triệu đồng là bạn hoàn toàn  có thể nâng cấp RAM và ổ cứng SSD. Mức giá đó là khá rẻ để bạn suy nghĩ nâng cấp ngay, nếu tính so với thời điểm nhiều năm về trước khi mà giá linh kiện máy tính khá đắt đỏ nên nâng cấp cấu hình khá “chát”.

Nguyên nhân phần mềm

Một số người trình độ hiểu biết về máy tính hạn chế thì rất hay tự làm cho máy tính của bản thân mình trở nên chậm chạp hơn. Mọi người thường khi cài đặt rất hay bấm “next next”,, nếu có thói quen như thế làm cho nhiều phần mềm khi cài đặt được “khuyến mãi” các phần mềm rác có chứa  quảng cáo không mong muốn. Bạn nên chú ý khi cài đặt, đừng quá vội vàng nhấn các nút bấm cài đặt mà không để ý “rác” đi kèm.

Ngoài những phần mềm rác thì bạn cũng nên tắt bớt một số phần mềm khởi động cùng hệ thống. Nếu bạn ít kinh nghiệm thì nên nhờ ai đó có kinh nghiệm giúp bạn, không nên tự mò tránh làm lỗi phần mềm.

Để chiếc máy tính chạy hiệu quả hơn thì nên tắt các chương trình không sử dụng đến để tiết kiệm tài nguyên hệ thống. Càng mở nhiều chương trình cùng lúc thì máy bạn càng phải gồng gánh để chạy chúng cùng lúc.

Nếu những nguyên nhân trên mà bạn đã khắc phục mà máy tính vẫn chậm thì có thể là máy tính bị virus làm chậm máy tính. Cách tốt nhất và cũng là biện pháp cuối cùng là cài mới hệ điều hành của bạn để loại bỏ virus làm chậm máy tính.

Bài viết này dựa trên kinh nghiệm thực tế của bản thân và mình đã tư vấn cho nhiều người. Đa phần mọi người sau khi nghe mình tư vấn và làm theo thì đều hài lòng hơn so với lúc trước. Hi vọng bạn tìm ra nguyên nhân chính làm máy chậm và khắc phục được nó.