Phân biệt làm phần mềm outsource với product trong phát triển phần mềm

Hiện nay việc phát triển phần mềm có rất nhiều khái niệm, những thuật ngữ tiếng Anh được sử dụng rất phổ biến.

Tôi sẽ chỉ ra cho những bạn mới bước chân vào con đường theo học phát triển phần mềm. Phát triển phần mềm có 2 chủng loại chính:

Lập trình viên

 

Làm outsource.

Đây là loại phần mềm có thể hiểu nôm na là “lính đánh thuê”. Tức là người ta thuê bạn cái gì thì bạn làm cái đó, sản phẩm cuối cùng sẽ không phải của bạn mà là của người thuê bạn làm.

Về đánh giá chung thì loại phần mềm này có thời gian phát triển ngắn hơn phần mềm product, giá cả dễ chịu hơn. Những công ty chuyên làm outsource thì họ làm rất nhiều phần mềm, đa chủng loại, từ hàng lởm đến xịn. Về chất lượng sản phầm đầu ra thì có thể nói là kém hơn, khi bàn giao thì vấn đề bảo trì nếu phát sinh lỗi sẽ phức tạp hơn. Nếu bạn là người đi thuê, bạn sẽ phải liên hệ bên làm phần mềm ban đầu hoặc thuê 1 bên thứ ba khác bảo trì sản phẩm của bạn. Không chỉ là lỗi, đôi khi tính năng muốn nâng cấp cũng phải trả thêm nhiều chi phí phát sinh, chất lượng những dòng code thường không tốt. Vì là outsource thì nhân lực làm việc lập trình thường làm việc một cách hời hợt. Tuy vậy, nhiều bên khả năng về công nghệ hạn chế vẫn phải thuê ngoài chứ không thể tự làm sản phẩm cho mình, các sản phẩm về lâu dài thường chết lụi.

Làm product.

Khác với outsource, product là một loại hình làm phần mềm chất lượng, nó có nhiều ưu điểm và hạn chế theo loại hình. Về phần mềm product thì mỗi công ty khi xây dựng lên đều sử dụng nguồn lực của chính công ty của mình, tức là không thuê bất cứ bên nào vào làm (hoặc nếu có thì không đáng kể). Qua hình thức đó thì chất lượng phần mềm sẽ được chính những người làm ra nó kiểm soát chặt chẽ hơn. Sản phẩm product thời gian phát triển là trọn đời với công ty. Khi phát triển thì sửa lỗi, nâng cấp tính năng nhiều, chi phí để bỏ ra phát triển tương đối lớn.

Ưu điểm đã có, về nhược điểm thì cũng phải nêu ra. Khi phát triển với phần mềm product bạn phải xây dựng được đội ngũ nhân lực tốt mới có thể tạo ra sản phẩm, chi phí lớn – bạn phải nuôi nó lớn thì mới có thể sinh lời. Ví dụ như Zalo của Vinagame, họ phải xây dựng thị trường mạnh, đội ngũ nhân lực giỏi. Sau vài năm, khi sản phẩm có chỗ đứng thì họ mới có thể phát sinh lợi từ sản phẩm làm ra. Có thể nói làm product nếu sản phẩm tốt, có chỗ đứng trên thì trường thì nó như con gà “đẻ trứng vàng” cho công ty. Nếu thất bại thì bạn sẽ mất trắng từ thời gian, tiền bạc, công sức bỏ ra. Rất nhiều công ty muốn phát triển sản phẩm của riêng mình đã thất bại. Những công ty outsource có thể sống khỏe vì thuê làm thì có “tiền tươi thóc thật.

Kết luận: Mỗi loại hình phát triển sản phẩm đều có một lợi thế riêng cho mình. Nếu có thể cân bằng được mục đích thì công việc phát triển phần mềm mới có thể bền vững lâu dài. Hi vọng bạn có thể hiểu rõ về vấn đề nhỏ này trong những dự định tương lai…